Quảng cáo Youtube đã không còn mấy xa lạ với tất cả mọi người. Nếu bạn là doanh nghiệp đang cố lấn sân vào thị trường béo bở này, thì dưới đây là 8 điều nhất định không được bỏ lỡ về loại hình quảng này.
Mục Lục Bài Viết
Những hình thức quảng cáo Youtube
Nếu bạn thường xem Youtube, bạn sẽ nhận ra nền tảng này có nhiều hơn một định dạng quảng cáo. Trong đó bao gồm:
Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua
Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (True-view instream ads/ Skippable ads) ghi nhận một lượt xem quảng cáo thực sự từ audience và khách hàng chỉ trả tiền dựa trên số lượng trueview này. Định dạng quảng cáo này được sử dụng khi doanh nghiệp có nội dung video muốn quảng cáo trước, trong hoặc sau các video khác trên YouTube.
Bạn có thể bấm “skip ad” để bỏ qua quảng cáo sau một khoảng thời gian nhất định, thường là 5 giây. Độ dài của Trueview In-stream Ads kéo dài từ 12 giây đến 6 phút. Doanh nghiệp cũng chỉ phải trả tiền khi bạn xem đến giây thứ 30 (hoặc hết quảng cáo đối với quảng cáo có thời lượng ít hơn 30s).
Để thu hút được “sự quan tâm” của audience suốt cả video dạng này là một thách thức không hề nhỏ, đòi hỏi video phải có mạch truyện lôi cuốn ngay từ 6s đầu tiên, bởi vì audience có thể “từ bỏ” ngay sau đó.
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua
Quảng cáo dạng video không thể bỏ qua (Video non-skippable) là định dạng quảng cáo có thể xuất hiện ở đầu, giữa hoặc cuối video khi người dùng xem nội dung trên Youtube.
Tương tự như quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, quảng cáo này được sử dụng khi bạn có nội dung video muốn quảng cáo trước, trong hoặc sau các video khác trên YouTube. Điều khác biệt là người xem không thể bỏ qua quảng cáo cho đến khi xem hết video của bạn.
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua có thời lượng là 15 giây (hoặc ngắn hơn) và phát trước, trong hoặc sau các video khác. Người xem không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo.
Đặc biệt trong quảng cáo Non-skippable còn có thêm 1 hình thức chạy video ngắn hơn khoảng 6 giây có tên gọi là quảng cáo đệm Bumper. Tuy thời lượng video rất ngắn nhưng lại rất lý tưởng để tạo sự chú ý cho thương hiệu của doanh nghiệp mà không gây phiền toái đến audience.
Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua sử dụng chiến lược đặt giá thầu CPM (Cost per mile), do đó, bạn sẽ thanh toán mỗi khi quảng cáo hiển thị 1000 lần.
Quảng cáo đệm
Quảng cáo đệm (Bumper ads) tương tự như quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua, có thể phát trước, trong hoặc sau một video khác. Đồng thời, người xem không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo.
Chỉ khác một điều chúng có thời lượng là 6 giây (hoặc ngắn hơn). Hãy sử dụng quảng cáo đệm khi bạn muốn tiếp cận người xem một cách rộng rãi bằng một thông điệp ngắn gọn và dễ nhớ.
Quảng cáo đệm xuất hiện trên các video trên YouTube cũng như trên các trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google.
Cách trả tiền quảng cáo cũng tương tự với quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua, tức là bạn sẽ phải trả tiền quảng cáo mỗi 1000 lần hiển thị.
Quảng cáo khám phá video
Quảng cáo khám phá video (TrueView In-Display Ads) bao gồm hình thu nhỏ và tối đa ba dòng văn bản. Mặc dù kích thước và hình thức chính xác của quảng cáo có thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí quảng cáo xuất hiện, quảng cáo khám phá video luôn mời mọi người nhấp vào để xem video.
Quảng cáo khám phá video thường xuất hiện trên video đề xuất hoặc đầu trang tìm kiếm của bạn. Sau đó, video sẽ phát trên trang xem hoặc trang kênh trên YouTube.
Bạn sẽ chỉ bị tính phí khi người xem chọn xem quảng cáo của bạn bằng cách nhấp vào hình thu nhỏ.
Quảng cáo ngoài luồng phát
Quảng cáo ngoài luồng phát (Quảng cáo outstream) bắt đầu phát không có âm thanh. Người xem có thể nhấn vào quảng cáo để bật tiếng cho video.
Quảng cáo này được thiết kế để tăng phạm vi tiếp cận của video với mức chi phí tiết kiệm.
Quảng cáo ngoài luồng phát là quảng cáo chỉ dành cho thiết bị di động (điện thoại hoặc máy tính bảng) và chỉ xuất hiện trên các trang web và ứng dụng chạy trên đối tác video của Google.
Trong các ứng dụng dành cho thiết bị di động, quảng cáo ngoài luồng phát xuất hiện trong các biểu ngữ, quảng cáo xen kẽ, quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu, quảng cáo gốc cũng như ở cả chế độ màn hình dọc và chế độ toàn màn hình.
Quảng cáo trên trang đầu
Quảng cáo trên trang đầu còn được gọi là YouTube Masthead. Hãy sử dụng định dạng này khi bạn muốn nâng cao mức độ nhận biết về việc cung cấp hoặc ra mắt một sản phẩm mới hoặc tiếp cận đối tượng ở quy mô lớn trong một khoảng thời gian ngắn (ví dụ: sự kiện bán hàng, khuyến mãi).
Để quảng cáo này được xuất hiện trên trang đầu, doanh nghiệp cần liên hệ với người đại diện bán hàng của Google để có thể đăng ký.
Đây là cũng là mẫu quảng cáo thu được nhiều lượt view và đồng thời cũng đắt tiền nhất. Hình thức quảng cáo này chỉ được các thương hiệu lớn nổi tiếng đầu tư.
Quảng cáo banner trên Youtube
Standard Display
Đây thực chất là loại hình quảng cáo cho phép các doanh nghiệp đặt banner bên cạnh video mà người xem đang truy cập. Doanh nghiệp chỉ bị tính phí khi người xem truy cập vào banner này.
Loại hình quảng cáo này dùng để gợi nhắc người xem về thương hiệu của doanh nghiệp và dẫn trực tiếp thông tin sản phẩm đến website của thương hiệu này.
Cùng với quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, đây được xem là một trong hai loại hình quảng cáo “nhân đạo” nhất của Youtube khi audience không phải bị “quấy rầy” trong thời gian xem video. Loại hình quảng cáo này là cách để thương hiệu gợi nhắc lại sản phẩm cho audience và dẫn trực tiếp về thông tin mua sản phẩm trên website
Với tính chất là quảng cáo tĩnh, để có một Standard Display tốt, các nhà Marketing cần phải đầu tư về visual, màu sắc và đặc biệt là text (thông điệp muốn truyền tải) cần phải xúc tích, rõ ràng.
In-Video Banner
Giống với hình thức quảng cáo Standard Display loại quảng cáo này cũng cho phép doanh nghiệp đăng banner ở vị trí chồng lên video youtube trong suốt quá trình xem. Nhưng người xem có thể tắt quảng cáo ấy và doanh nghiệp cũng chỉ bị tính phí khi người xem click vào banner.
Chức năng chủ yếu mà các thương hiệu sử dụng loại hình quảng cáo này là có thể dẫn trực tiếp về website, phục vụ cho quá trình tìm kiếm thông tin của sản phẩm.
Loại hình này thường chỉ được sử dụng cho các thương hiệu vừa và nhỏ và thường được sử dụng cho các ngành mà khách hàng cần tìm hiểu nhiều thông tin (mỹ phẩm, phẫu thuật thẩm mỹ, giáo dục,…)
Vì tính chất tinh gọn của banner, đòi hỏi Các nhà Marketing phải thật sự đầu tư vào visual và bố cục. Hình ảnh rõ ràng, bố cục được phân chia hợp lý, không rối. Đồng thời với đó, một thông điệp xúc tích và mang tính trigger cao sẽ là điểm cộng vô cùng lớn cho hành vi click tìm hiểu của khách hàng.
Thời gian duyệt quảng cáo Youtube
Thông thường, Youtube sẽ mất 1 ngày để duyệt quảng cáo của bạn. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể lâu hơn với những quảng cáo phức tạp hơn. Nếu quá 2 ngày mà quảng cáo vẫn đang được xem xét, hãy liên hệ với Youtube để biết thêm thông tin.
Youtube có quyền sắp xếp mức độ ưu tiên cho các yêu cầu xem xét hay xem xét lại quảng cáo để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hoặc tạm thời hạn chế hoạt động phân phát quảng cáo để đảm bảo việc tuân thủ chính sách.
Trên đây là những lí thuyết cơ bản cần phải biết về quảng cáo Youtube. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, liên hệ ngay với MyB Media để được giải đáp cụ thể.